Cà phê đặc sản Việt Nam có tiềm năng phát triển tốt khi sở hữu các vùng trồng có độ cao, khí hậu phù hợp cho sự sinh trưởng của specialty coffee. Việt Nam là thủ phủ cà phê Robusta với các trang trại rộng lớn ở 5 tỉnh Tây Nguyên.
Số lượng cà phê Robusta chiếm phần lớn sản lượng hạt cà tại nước ta: Diện tích trồng cà phê trên cả nước khoảng 710.000 ha, trong đó trên 90% là cà phê Robusta. Việt Nam có cơ hội trở thành quốc gia sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới.
Hiện nay, cà phê đặc sản Việt Nam đang dần được thế giới chú ý. Lễ hội cà phê Buôn Mê Thuật nhận được sự quan tâm và thành công lớn là minh chứng rõ ràng cho con đường đi lên của cà phê Việt.
Khâu sản xuất cà phê đặc sản Việt Nam đang gặp nhiều lỗ hổng lớn. Để tạo ra hạt cà chất lượng, khâu trồng trọt, thu hoạch, sơ chế, sản xuất,… đều phải đạt tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Chúng ta đã làm tốt nhiều quá trình: Cà phê được chế biến rất kỳ công, hái chín chọn lọc bằng tay 100%, được kiểm soát lên men nguyên trái và trải qua giai đoạn phơi chậm. Tuy nhiên việc chế biến sau thu hoạch lại đang gặp nhiều vấn đề.
Nhiều trang trại được cải tạo để phù hợp hơn. Cụ thể, trang trại cà phê đặc sản của ông Lê Văn Tâm – TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk được kiến tạo gồm 3 tầng gồm: Trụ hồ tiêu trồng làm cây chắn gió, cà phê là cây chủ đạo và thảm cỏ. Đây là môi trường lý tưởng để cây cà phê phát triển thuận theo tự nhiên, cho ra hạt cà phê đặc sản. Khi cỏ quá tốt, thay vì nhổ bỏ hay phun thuốc diệt trừ thì chỉ cần cắt ngang bề mặt là có thêm nguồn phân bón hữu cơ cho cây cà phê.
>> Xem đầy đủ bài viết gốc tại đây