Khái niệm Specialty Coffee (cà phê đặc sản) đã có từ lâu. Trước đây, mọi người biết đến cà phê đặc sản như là loại cà phê đạt số điểm từ 80 trở lên theo tiêu chuẩn của SCA (Hiệp hội cà phê Đặc sản Hoa Kỳ). Điều này không sai nhưng lại mơ hồ, hạn hẹp, không thể diễn tả hết các đặc tính của Specialty Coffee.
Các chứng nhận trong ngành cà phê đặc sản
Sau khi đã được “định danh” là cà phê đặc sản, Specialty Coffee tiếp tục “phô diễn” chất lượng qua các chứng nhận cà phê minh bạch. Cụ thể:
+USDA Organic: Đây là chứng nhận của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) phát hành nhằm. Chứng nhận yêu cầu cà phê được trồng theo các phương pháp hữu cơ, không sử dụng các chất bị cấm như thuốc trừ sâu tổng hợp, thuốc diệt cỏ và phân bón.
+ 4C: Chứng nhận này áp dụng cho tất cả các loại cà phê, các hệ thống sản xuất và các vùng trồng cà phê khi đạt tiêu chuẩn bền vững
+ UTZ: Đây là chứng nhận canh tác bền vững do tổ chức UTZ Certified cấp. Những yêu cầu của UTZ bao gồm các thực hành quản lý trang trại và nông nghiệp tốt, điều kiện làm việc liên quan đến sức khỏe và an toàn, bãi bỏ lao động trẻ em và lao động cưỡng bức, và bảo vệ thiên nhiên.
+ Rainforest Alliance: Đây là chứng nhận do tổ chức Rainforest Alliance thiết kế, yêu cầu các nông dân tuân thủ các tiêu chuẩn về quản lý trang trại, bảo tồn đất đai, giảm thiểu khí thải nhà kính và xây dựng công đồng.
+ Bird Friendly: Đây là chứng nhận do Trung tâm Bảo tồn Chim Smithsonian (Smithsonian Migratory Bird Center) cấp, yêu cầu cà phê phải được trồng theo phương pháp hữu cơ và trong bóng râm của các loại cây bản địa.
>> Hiểu hơn về speicalty tại bài viết này nhé: https://xliiicoffee.com/journal/ban-biet-gi-ve-specialty-coffee/